ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ THỂ MUA TRỰC TIẾP ĐIỆN MÁI NHÀ KHÔNG QUA EVN?

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng điện mái nhà trong thương mại và sản xuất, bởi những lợi ích vô cùng to lớn mà điện mái nhà mang lại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được những điều kiện để mua trực tiếp điện mái nhà không qua EVN. 

1. Lợi ích của việc mua điện mái nhà trực tiếp từ nhà đầu tư điện mặt trời không qua EVN

Một trong số những lợi ích hàng đầu khiến doanh nghiệp hướng về điện mái nhà, chính là khi mua điện trực tiếp từ các dự án điện mái nhà khách hàng, đơn vị mua điện sẽ được hưởng một mức giá vô cùng cạnh tranh, có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng đó. 

Đồng thời, khi mua điện, doanh nghiệp được đàm phán về giá mua điện và hưởng giá điện cố định do hai bên thỏa thuận trong suốt thời hạn hợp đồng. Doanh nghiệp cũng được đảm bảo nguồn cung năng lượng dài hạn, không phải chịu các rủi ro về chi phí sử dụng năng lượng trong tương lai, nhất là khi giá điện bán lẻ tăng. 

Bên cạnh đó, việc mua điện mái nhà còn giúp doanh nghiệp cắt giảm các hao tổn điện năng trong quá trình tải điện của EVN xuống hệ thống điện nội bộ, tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. 

2. Những đối tượng được mua điện mái nhà trực tiếp không qua EVN

  • Có diện tích mái đủ lớn để đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời

Đầu tiên, đơn vị muốn mua điện mái nhà trực tiếp không qua EVN phải đáp ứng được yêu cầu về diện tích mái. Diện tích mái nhà phải đủ lớn để nhà đầu tư có thể lắp đặt và vận hành hệ thống điện mặt trời hiệu quả. 

Đối với Sun Times, diện tích mái tối thiểu đáp ứng yêu cầu để lắp đặt điện mặt trời là 3000 m2. 

  • Có mức độ sử dụng điện đáp ứng đc lượng điện do hệ thống sản xuất ra

Mục đích của các nhà đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà là nhằm bán điện cho các đơn vị sử dụng điện bên dưới hệ thống. Vì vậy, việc mức độ sử dụng điện của đơn vị mua điện có đáp ứng được lượng điện năng do hệ thống sản xuất ra hay không cực kỳ quan trọng, được quy định trong các hợp đồng mua bán điện giữa chủ đầu tư hệ thống điện mái nhà và đơn vị mua điện. 

Đối với Sun Times, đơn vị mua điện phải đáp ứng sử dụng được tối thiểu 80% lượng điện do hệ thống sản xuất ra. 

  • Đơn vị đầu tư bán điện đảm bảo đủ điều kiện pháp lý để bán điện cho tổ chức, cá nhân.

Khoản 1 & khoản 3 điều 8 của quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2020 của thủ tướng chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam quy định: “ Các hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà được phép bán một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất ra cho bên mua là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc bên mua là tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp không sử dụng lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam”. “ Trường hợp Bên mua điện không phải là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền giá mua điện và hợp đồng mua điện do các bên thỏa thuận phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.”

Đơn vị sử dụng điện hoàn toàn có thể yên tâm mua lại điện do hệ thống điện mái nhà sản xuất theo quy định của pháp luật, đối với các hệ thống đáp ứng đầy đủ pháp lý theo quy định hiện hành. Các quy định pháp lý liên quan đến hệ thống điện áp mái cụ thể: 

  • Hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của lưới điện quốc gia, được đầu tư phát triển sau khi đăng ký đấu nối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền.
  • Hệ thống điện mặt trời mái nhà phải có hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15%.
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành.
  • Nội dung hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án điện mặt trời phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: Đặc điểm khu vực, tiềm năng bức xạ mặt trời của dự án; Đánh giá ảnh hưởng của phương án đấu nối dự án điện mặt trời đối với vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện trong khu vực; Thiết kế, kết nối hệ thống SCADA hoặc thông tin điều độ.

Trên đây là những thông tin cụ thể về đối tượng có thể mua trực tiếp điện mái nhà không qua EVN. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay cần được tư vấn một cách chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay với Sun Times để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và tận tình nhất. 

2 thoughts on “ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ THỂ MUA TRỰC TIẾP ĐIỆN MÁI NHÀ KHÔNG QUA EVN?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *